banner

Cách vệ sinh đệm chống trào ngược Veeou

Hầu như tất cả các bà mẹ nuôi con sẽ từng gặp trường hợp – trẻ trớ sữa bất ngờ hoặc vô tình chất thải làm bẩn đệm. Mặc dù việc vệ sinh sạch sẽ đệm có vẻ như là một nhiệm vụ không dễ chịu chút nào, nhưng nếu bạn có thể tiếp cận đúng đắn thì bạn có thể kiểm soát được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước làm sạch đệm chống trào ngược Veeou nói riêng và các loại đệm chống trào ngược đang bán trên thị trường nói chung một cách hiệu quả, giúp nệm luôn mới và không có vết bẩn.

 

cach-ve-sinh-dem-chong-trao-nguoc-veeou-5

 

Cách vệ sinh đệm chống trào ngược Veeou

Để cho bé có một môi trường ngủ sạch sẽ và tránh xa các loại vi khuẩn gây bệnh thì việc vệ sinh đệm đúng cách là điều cần thiết. Việc vệ sinh định kỳ đệm sẽ bao gồm: Giặt vỏ đệm + hút bụi ruột đệm và phơi ở nơi thoáng gió. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đối phó với những trường hợp bất ngờ.

 

cach-ve-sinh-dem-chong-trao-nguoc-veeou-2

 

Vệ sinh vỏ đệm

Đôi khi những vết bẩn bị phát hiện muộn, bạn hãy tháo toàn bộ vỏ của đệm Veeou ra và cho vào máy giặt. Việc vệ sinh vỏ đệm thường xuyên sẽ không để lại bất kỳ vi trùng nào có thể khiến em bé của bạn bị bệnh. Để kéo dài tuổi thọ của vỏ gối, bạn nên bỏ vỏ đệm trong túi lưới trước khi cho vào máy giặt.

 

cach-ve-sinh-dem-chong-trao-nguoc-veeou-3

 

Vệ sinh ruột đệm

Nếu ruột đệm không bị dính các vết bẩn hay bị ố màu, dính mùi hôi,… thì bạn có thể vệ sinh định kỳ bằng máy hút bụi và phơi ruột ở nơi thoáng khí. Nếu ruột bị dính các vết bẩn cứng đầu hay ám mùi, thì bạn tiếp tục làm theo các bước phía dưới.

Hành động nhanh chóng

Khi trẻ bị trớ sữa hoặc làm dây bẩn ra đệm chống trào ngược Veeou, hãy nhanh chóng sử dụng khăn giấy để nhẹ nhàng lau sạch chất bẩn ra khỏi mặt vải đệm. Bằng cách thực hiện hành động nhanh chóng, bạn có thể ngăn chặn vết bẩn thấm xuống ruột đệm hoặc ám mùi vào vải đệm, giúp quá trình làm sạch diễn ra suôn sẻ hơn rất nhiều.

 

cach-ve-sinh-dem-chong-trao-nguoc-veeou-1

 

Thấm sạch vết bẩn trên đệm

Để loại bỏ các vết bẩn còn sót lại, hãy sử dụng khăn giấy hoặc vải sạch để nhẹ nhàng nhặt chất bẩn ra khỏi nệm. Mục đích của việc thấm là loại bỏ độ ẩm dư thừa mà không đẩy vết bẩn sâu hơn vào nệm. Hãy cẩn thận để không làm lan rộng vết bẩn.

Sử dụng khăn giấy, thấm càng nhiều chất bẩn càng tốt và nhớ không chà xát vết bẩn để tránh vết bẩn lan rộng và thấm sâu hơn vào sợi vải, khiến việc vệ sinh khó khăn hơn. Tiếp tục thấm cho đến khi cảm thấy vùng đệm đó tương đối khô khi chạm vào. Việc này ngăn chất bẩn lỏng thấm sâu hơn.

Khử mùi hôi

Bạn có thể đổ giấm trắng và nước theo tỷ lệ bằng nhau vào bình xịt, sau đó nhẹ nhàng xịt dung dịch lên vùng vết bẩn. Giấm trắng sẽ khử trùng nệm và loại bỏ mùi hôi còn sót lại, giúp nệm luôn sạch sẽ và mới mẻ.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cồn để khử mùi. Nhưng cồn mùi khá nồng nặc, kéo dài,… không phù hợp sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Bạn có thể sử dụng baking soda đổ lên vết bẩn để làm sạch và loại bỏ mùi hôi. Chúng có khả năng thấm hút cao và hiệu quả trong việc xử lý các vết bẩn. Tuy nhiên, sau khi khử mùi hôi xong, hãy sử dụng máy hút bụi để hút sạch những hạt baking còn xót lại.

Làm sạch sâu hơn

Với những vết bẩn khó làm sạch, bạn có thể tạo ra một dung dịch tẩy bao gồm: nước ấm + giấm + xà phòng rửa bát. Sự kết hợp của các thành phần này sẽ giúp đánh bay mọi vết bẩn, loại vỏ vi trùng và mùi hôi. Sử dụng khăn nhúng vào dung dịch chất tẩy và thấm vào vùng vết ố bẩn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa Enzym để làm sạch – chúng khá nhẹ nhàng và là lưa chọn an toàn cho nệm.

 

cach-ve-sinh-dem-chong-trao-nguoc-veeou

 

Kéo dài tuổi thọ

Để hạn chế số lần vệ sinh và giữ cho đệm chống trào ngược Veeou luôn mới, bạn có thể sử dụng những tấm bảo vệ đệm và không còn phải lo lắng về việc phải dọn dẹp vỏ đệm nhiều lần. Những tấm bảo vệ đệm thường dễ vệ sinh hơn và nhanh khô hơn.

Bình luận

3